Vann Phan
Lịch sử coi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày
Miền Nam Việt Nam sụp đổ. Những bộ quân sử viết về ngày này coi
đây là ngày tan ră của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Dù là sụp đổ hay là tan ră, những từ
ngữ này đều nói tới sự chấm dứt của một cuộc sinh tồn, tức
là cái chết cuả một thực thể đang hiện hữu.
Nhưng, đối với người Việt
Nam trên cả hai miền đất nước từng lâm vào một cuộc chiến tranh
–vẫn thường được mệnh danh là “cuộc chiến tranh ư thức
hệ”-- trong suốt ba thập niên kể từ năm 1945, những hệ lụy từ
cái chết đó mới là điều quan trọng cho ḍng sinh mệnh của dân tộc Việt
Nam. Nói cách khác, điều được coi như là chiến thắng cuả người
Cộng Sản Việt Nam lẫn chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế không quan trọng
mấy so với những hệ lụy từ cái chết của Miền Nam Việt Nam, mà
trên thực tế là cái chết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trong ngày 30 Tháng Tư
năm 1975 định mệnh đó.
Thật vậy, ngày nay, sau 31 năm hồi tưởng
và suy nghiệm về biến cố ngày 30 Tháng Tư năm nào cùng những hậu quả của
nó, những người Việt Nam b́nh thường --không bị mù quáng v́ các tư tưởng
lệch lạc hay thành kiến bất công—có thể sẽ đi đến nhận định
sau cùng rằng “chính những hy sinh lớn lao và cao cả của người chiến
sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Miền Nam Việt Nam hơn ba thập niên trước
đây đă tạo dựng mầm sống cho dân tộc Việt Nam hôm nay.”
Vai tṛ ǵn giữ đất nước và bảo
vệ tự do,
dân chủ của người lính Cộng Hoà
Dù những nhận định và t́nh cảm đối
với tập thể quân đội của Miền Nam Việt Nam có khác biệt nhau, dân chúng
ở cả hai miền Nam, Bắc có thể sẽ phải đồng ư với sự thật
này: quân đội Miền Nam Việt Nam là thực thể chiến đấu cho sự sinh
tồn cuả Miền Nam tự do cho dù thực thể này vẫn nằm trong cái tập thể
gọi là “quân, dân, cán, chính” dưới quyền lănh đạo của chính phủ
Việt Nam Cộng Hoà. Nói cách khác, quân đội Miền Nam c̣n th́ Miền Nam c̣n, quân đội
Miền Nam mất th́ Miền Nam mất. Cộng Sản Bắc Việt hay Mặt Trận
(Dân Tộc) Giải Phóng Miền Nam (Việt Nam), trong cuộc chiến tranh đánh chiếm
Miền Nam Việt Nam vừa qua, đă không đối đầu với ai khác hơn là quân
đội Miền Nam và đă không sợ ai khác hơn là các thành viên thuộc “đảng
kaki” cuả Miền Nam, bởi v́ chính đó là tập thể duy nhất có tổ chức
và kỷ luật khả dĩ đối đầu được với Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Vai tṛ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà –mà
trước đó lần lượt được gọi là Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam và Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà-- trong cuộc chiến đấu chống Cộng
tại Việt Nam là vai tṛ thực sự lớn lao trong một đất nước đang
có chiến tranh. Từ thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến thời
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm (của Đệ Nhất Cộng Hoà) và rồi thời
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (cuả Đệ Nhị Cộng Hoà), dù mang danh
xứng khác nhau nhưng tập thể quân đội đó vẫn chỉ có chung một sứ
mạng là bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống lại cuộc xâm lược của
Cộng Sản Bắc Việt, đồng thời gúp xây dựng nền dân chủ cho đất
nước, tóm lại là để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân chúng Miền Nam
Việt Nam.
Dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh
Diệm, từ 1954 đến1963, những người chiến sĩ của Quân Đội
Việt Nam Cộng Hoà đă là thành phần tiên phong trong sứ mạng đánh dẹp nội
loạn và chống Cộng Sản xâm lấn. Dù muốn, dù không, Tổng Thống Diệm và
bào đệ là Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu vẫn trông cậy vào những người lính
Cộng Hoà trong sứ mạng bảo quốc, an dân, nghĩa là chiến đấu chống
các lực lượng Cộng Sản, dù từ ngoài Bắc xâm nhập vào (tức quân chính
quy Cộng Sản Bắc Việt) hay là du kích tại miền Nam (tức quân Mặt Trận
Giải Phóng), đang t́m mọi cách lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà để
áp đặt quyền thống trị cuả Cộng Sản Việt Nam lên đầu dân chúng
Miền Nam Việt Nam.
Đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu (và sau đó là các Tổng Thống ngắn ngày Trầøn Văn Hương và Dương
Văn Minh), từ 1966 đến 1975, những người lính Cộng Hoà lại càng đảm
đương thêm nhiều trọng trách hơn trong cuôc chiến đấu chống Cộng
Sản mà vào thời điển này đă không hề che giấu ư đồ thôn tính Miền
Nam qua một cuộc xâm lấn mà họ vẫn ưa gọi là “cuộc chiến tranh
chống Mỹ cứu nước” để “giải phóng” Miền Nam Việt
Nam khỏi “ách kềm kẹp của Mỹ-Ngụy” nhằm dánh lừa dân chúng ở
cả hai miền Nam, Bắc và cộng đồng quốc tế.
Bài viết này không có mục đích đề cao
vai tṛ của quân đội Miền Nam, tức Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, qua các trận
đánh lớn hay các chiến tích lịch sử đă tạo nên những thiên anh hùng ca bi tráng
trong quân sử cuả quân đội đó trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam vừa qua.
Bài viết này cũng không có dụng ư bào chữa cho cuộc thất trận bất ngờ
của quân đội Miền Nam trước các lực lượng Cộng Sản từ
Miền Bắc tràn xuống để thực hiện cuộc hành quân sau cùng cuả họ
trong chiến dịch được gọi là “Chiến Dịch Hồ Chí Minh lịch
sử” vào những ngày đầu của năm 1975. Các đề tài đó nằm trong
nhiệm vụ của những nhà phê b́nh, những kẻ viết hồi kư chiến tranh, những
học giả và những sử gia. Bài viết này chỉ có mục đích nói lên sứ mạng
bảo vệ chiếc vườn ươn mầm dân chủ và tự do cuả quân đội
đó trong suốt hơn hai thập niên chiến tranh khốc liệt tại Miền Nam Việt
Nam, để rồi khi những người lính Cộng Hoà kia phải buông súng th́ đó cũng
chính là lúc cái mầm dân chủ và tự do tại Miền Nam Việt Nam mà họ từng xả
thân bảo vệ đă đủ sức mạnh mà đâm chồi, nảy lộc, mọc
cành, ra lá để gây muôn vàn khó khăn và sau cùng có thể dẫn tới việc giải thể
chế độ dộc tài, đảng trị của Đảng Cộng Sản Việt
Nam trên cả hai miền Nam và Bắc, trước kia từng là hai thực thể chính trị
và kinh tế hết sức khác biệt nhau mà các lănh tụ Cộng Sản tại Hà Nội
đă ra sức thống nhất làm một sau chiến thắng năm 1975 và gọi hai thực
thể này dưới một cái tên chung là nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam.
Cộng Sản Việt Nam đổi thịt, thay
da
Trong mấy năm gần đây, nếu những
người Việt hải ngoại nào có dịp về thăm viếng quê hương Việt
Nam th́, không nhiều th́ ít, sẽ phải lấy làm ngạc nhiên trước những đổi
thay đáng kể của cảnh vật và sinh hoạt dân chúng so với mấy năm đầu
sau khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ. Nhà cửa, phố xá, đường lộ
và cầu cống tại các thành thị đều được tân trang hoặc xây cất
thêm. Những vùng quê cũng thay h́nh, đổi dạng nhờ các công tŕnh xây dựng mới,
kể cả việc điện khí hoá nông thôn. Đời sống kinh tế của dân chúng
cũng rơ ràng là được cải thiện hơn nhiều với sự phát triển mạnh
mẽ của các dịch vụ kinh doanh, buôn bán tư nhân và với việc bành trướng
các công-ty, xí nghiệp cũng như các ngành công, kỹ nghệ đa dạng do người
Việt Nam làm chủ hay do tư bản ngoại quốc từ các nơi, kể cả Mỹ
là kẻ thù cũ, kéo đến đổ vốn đầu tư vào làm ăn tại Việt
Nam. Điều nổi bật hơn cả là sự phát triển cùng cực của ngành du
lịch với hằng trăm, hằng ngh́n khách sạn và nhà hàng mới được xây
dựng tại các thành thị tấp nập hay dọc theo các băi biển đông người.
Những ngoại kiều mang quốc tịch Liên Xô, Hung-Ga-Ri, Tiệp Khắc... gần như
biến đi đâu mất cả mà thay vào đó là những du khách đến từ Mỹ,
Anh, Pháp, Ư, Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mă lai Á, Úc Đại
Lợi...
Đó là về mặt h́nh thức và vật chất.
Về mặt tinh thần, những cán bộ Cộng Sản từ các cấp chính quyền,
các nhân viên công lực từ công an phường tới cảnh sát giao thông đều bớt
đi vẻ dữ dằn như từng thấy trước đây, và thậm chí nay c̣n có
vẻ thân thiện hơn với du khách và dân chúng điạ phương nữa. Sự theo
dơi, kềm kẹp dân chúng như từng được thấy trong những ngày đầu
Miền Nam mới được “giải phóng” th́ nay hoặc không được
nh́n thấy công khai nữa hoặc đang phai nhạt dần. Đời sống tinh thần
cuả dân chúng tại các thành thị và thôn làng xem ra có vẻ thoải mái hơn hai, ba thập
niên về trước rất nhiều.
Mặc dù các tổ chức nhân quyền trên thế
giới, trong đó có Human Rights Watch (Canh Giữ Nhân Quyền) và Amnesty International (Ân Xá Quốc
Tế), vẫn c̣n nhiều điều phải ta thán về chính quyền Cộng Sản Việt
Nam trong các vấn đề đàn áp tôn giáo (như bách hại và bỏ tù các tăng, ni, các
Phật tử, các linh mục Công Giáo, các tín đồ Cao Đài, Hoà Hảo, hay các giáo dân người
Thượng trên Cao Nguyên Trung Phần...), mức độ bách hại và đàn áp cũng không
đến nỗi quyết liệt và tàn bạo như từng xảy ra đối với
giáo dân xứ đạo Bùi Phát ở Phú Nhuận, Gia Định, hay các con chiên ở Nhà Thờ
Vinh Sơn thuộc Quận 10, Sài G̣n, trong mấy năm đầu khi Cộng Sản mới
chiếm được Miền Nam Việt Nam. Và mặc dù các nhân vật chống đối
và những người bất đồng chính kiến, trên diễn đàn hay trên mạng lưới
điện toán, vẫn c̣n bị bắt bớ hay giam giữ dài dài, mức độ tù đày
và hành hạ các đối tượng này xem ra vẫn không thể nào đem so sánh với chuyện
cả trăm ngh́n người thuộc đủ mọi thành phần trong xă hội Miền
Nam Việt Nam --từ quân nhân, viên chức chế độ cũ cho tới các nhà tu hay thành
viên các đảng phái chính trị-- cùng một lúc bị bắt đưa vào giam giữ trong
các trại tù khổ sai mệnh danh là “trại cải tạo” trên khắp nước
qua hằng chục năm trời mà không hề được toà án xét xử.
Cộng Sản Việt Nam có ǵ khác với các nước
Cộng Sản c̣n lại kia không?
Những người Quốc Gia lưu vong và những
nguời Việt hải ngoại từng may mắn được hưởng những quyền
tự do dân chủ và hấp thụ những kiến thức về văn hóa và khoa học
từ báo chí truyền thông hay ngay tại các học đường Âu Mỹ hăy công bằng
mà nhận định rằng, so với ba chế độ Cộng Sản khác c̣n lại
của thế giới, là các chế độ tại Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba –hai
đàn em nhỏ bé của Cộng Sản Việt Nam là Lào và Căm Bốt không đáng kể—th́
chế độ Cộng Sản tại Việt Nam tương đối “cởi mở”
nhất.
Trong thời đại hiện nay, phải nói rằng
Cộng Sản Bắc Hàn là một xă hội hết sức nghiệt ngă, bởi v́ quốc
gia đó, dưới cả hai triều đại của cha con chủ tịch họ Kim,
là một xă hội khép kín đầy những bí mật mà thế giới bên ngoài không hiểu
hết được. Đây là một đất nước mà chính quyền sẵn sàng để
cho dân chúng chết đói đặng tập trung tài nguyên cho nhà nước sản xuất
vũ khí –kể cả phi đạn và vũ khí nguyên tử—nhằm doạ nạt
dân chúng trong nước và để thỏa măn tham vọng diệu vơ, dương oai với
các nước khác, đặc biệt là Nam Hàn và Nhật Bản là hai quốc gia láng giềng
gần gũi nhất.
Bắc Hàn lại là một nứơc mà chế
độ cha truyền, con nối trở nên cực kỳ lộ liễu, với việc Chủ
Tịch Kim Nhật Thành chết đi để lại “ngôi báu” cho con là Kim Chánh Nhất.
(Trong khi đó, họ Hồ ở Việt Nam mốn làm được như vậy th́ cũng
phải cất công chờ đợi tới ba thập niên sau khi ḿnh qua đời, và người
con lại phải mang họ khác --họ Nông-- cho bớt đi tính cách trắng trợn). Với
một đất nước như vậy, thật chẳng lạ lùng ǵ khi hằng chục
ngh́n dân chúng Bắc Hàn hiện nay đang liều mạng sống, dùng đường bộ
trốn sang Trung Quốc hay t́m thuyền vượt biển tới Nam Hàn.
Hơn một thập niên sau khi nước đàn
anh khổng lồ Liên Xô –chiếc nôi của cuộc cách mạng vô sản thế giới,
thành tŕ cuả chủ nghĩa Cộng Sản-- bị xóa tên trên bản đồ thế giới
và chủ nghĩa Cộng Sản bị chôn vùi dưới những tảng băng miền
Tây Bá Lợi Á, Cộng Sản Cuba, một ḿnh một cơi tại Tây Bán Cầu, vẫn c̣n là
một quốc gia độc tài về chính trị và lạc hậu về kinh tế chỉ
v́ cái tự ái đặt không đúng chỗ của Chủ Tịch Fidel Castro, cha đẻ
của Cộng Sản Cuba. Ngày nay, trong khi những kẻ bất đồng chính kiến tại
đảo quốc Cộng Sản này liên tục bị bách hại và tù đày th́ dân chúng Cuba
ngày càng nghèo nàn, lạc hậu đến nỗi ngay cả phố phường, nhà cửa
tại nhiều nơi trong thủ đô Havana nom cũng loang lỗ và tiều tụy, có lẽ
v́ không được sơn phết hay sửa sang ǵ kể từ khi cuộc cách mạng vô
sản thành công vào năm 1959.
Thông Tấn Xă Reuters mới đây đưa tin
rằng nhà nước Cuba, v́ thiếu tiền, đă giành lấy phần lớn số lợi
nhuận có được qua dịch vụ du lịch trong nước khiến cho kỹ nghệ
du lịch tại Cuba hiện nay không ngóc đầu lên nổi bởi v́ các công-ty du lịch
tại đây đă phải đua nhau tăng giá để “bù lỗ” cho những
khoản phải cống nạp cho nhà nứơc. Nửa thế kỷ sau khi được
“giải phóng” khỏi tay nhà độc tài Batista, mỗi năm vẫn c̣n hằng
ngh́n dân chúng Cuba tiếp tục t́m mọi cách bỏ nứơc ra đi --hầu hết là
vượt biển tới Hoa Kỳ-- để mong trốn chạy khỏi một chế
độ độc tài khác: chế độ Cộng Sản Cuba của hai anh em nhà họ
Castro: anh làm chủ tịch nước, em làm bộ trưởng quốc pḥng kiêm tư lệnh
quân đội.
Trung Quốc, với chủ nghĩa Cộng Sản
“cải lương” dưới quyền đạo diễn của các kép chánh từ
Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu B́nh, phải nói là quốc gia đạt
được nhiều tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật nhất trong số
các quốc gia Cộng Sản c̣n sót lại của thế giới ngày nay. Đất nước
Trung Hoa bây giờ đă trở nên giàu có qua những “bước nhảy vọt” phi
thường từng chuyển đổi Hoa lục từ một nền kinh tế chỉ
huy sang nền kinh tế thị trường. Chỉ mới vài ba thập niên “hiện
đại hóa” mà thôi, Trung Quốc đă từ một quốc gia đói, nghèo biến thành
một cường quốc có hạng cuả thế giới trên cả hai lănh vực nguyên
tử và không gian. Những tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật này của Trung
Quốc có thể được giải thích là do ở đầu óc thương mại truyền
thống của dân “Ba Tàu” cộng với những mầm mống tự do kinh doanh
sẵn có bên trong nước này (Ma Cao, Hồng Kông) hoặc ngay sát nách của họ (Đài
Loan).
Tuy nhiên, về đời sống chính trị, đất
nước của các vị “con Trời” vẫn c̣n là một trong những quốc
gia có chế độ đàn áp con người tệ hại nhất, mà hai nạn nhân danh
tiếng cuả họ từ trước tới nay vẫn là phong trào đ̣i tự do, dân chủ
của sinh viên, học sinh tại Thiên An Môn năm 1989 và các thành viên cuả môn phái Pháp Luân Công
từng bị đàn áp liên tục từ hồi đầu thập niên 1990 cho tới nay. Các
nạn nhân kế tiếp của chế độ này là những nhà báo và những kẻ bất
đồng chính kiến mà việc bắt bớ, giam cầm họ đang là mộ sự
phỉ nhổ lên các giá trị về dân chủ và nhân quyền cuả thế giới. Theo
báo cáo mới nhất của Tổ Chức Aân Xá Quốc Tế, trong năm 2005, một ḿnh
Trung Quốc không thôi mà đă xử tử đến 80 phần trăm số can phạm bị
kêu án tử h́nh trên toàn thế giới, dĩ nhiên một số không nhỏ những tử
tội này là những thành phần chống đối nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Một điểm tương đồng quan trọng
giữa Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam là cả hai đảng này,
v́ lư do sinh tồn, đều đă khôn lanh tới mức dám phản bội ngay cả chủ
nghĩa Cộng Sản (Mác-xít Lê-nin-nít) do các ông thầy cuả ḿnh là Các-Mác (Karl-Marx) và Lê-Nin
(Lenin) truyền dạy qua hành động mạnh tay dứt bỏ gần hết các giáo điều
chính cuả chủ nghĩa này và chỉ giữ lại một khoản duy nhất là tính độc
đảng chuyên chế đặng có thể độc quyền cai trị đất nước
trên căn bản lâu dài. Nếu không làm chuyện bội phản như vậy, làm sao mà Cộng
Sản Trung Quốc ngày nay lại trở nên một thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch
Thế Giới (WTO), một cơ chế kinh tài quốc tế sặc mùi tư bản mà Cộng
Sản Việt Nam cũng đang nao nức muốn được gia nhập từ nay cho
tới cuối năm?
Một điều lạ lùng đến độ
mỉa mai trong trường hợp cuả Việt Nam là sau 30 năm ra sức “đánh
Tây, đuổi Mỹ,” gây ra không biết bao nhiêu là chết chóc và tàn phá cho dân tộc để
triệt hạ cho bằng được cái mà họ vẫn thường gọi là”chủ
nghĩa tư bản bóc lột” và thực hiện cho bằng được cái gọi
là “xă hội chủ nghĩa giàu mạnh,” những người Cộng Sản Việt
Nam ngày nay lại quay ra ôm chầm lấy cái chủ nghĩa tư bản đó, cầu thân
và xin xỏ quyền lợi với chính những kẻ thù cũ mà mới cách đó chỉ
chừng sáu, bảy năm thôi, họ từng tỏ ra khinh miệt, cay cú và căm thù hầu
như đến tận xương tủy. Thế nghĩa là sao? Cái h́nh ảnh cuả đất
nước Việt Nam ngày nay, từ thành thị đến thôn quê và từ Nam ra tới Bắc,
trông thật chẳng khác nào cái h́nh ảnh cuả Miền Nam Việt Nam thời trước
năm 1975, với cảnh tượng đường sá nhộn nhịp, buôn bán tấp nập,
và nhà cửa cũng như cơ sở kinh doanh cuả tư nhân mọc lên khắp nơi giữa
tiếng “nhạc vàng” (từng bị cấm tiệt) réo rắc và nhạc disco xập
x́nh. Những ǵ mà một xă hội tư bản cỡ Mỹ, Nhật đang có --từ chiếc
điện thoại cầm tay cho tới cái thẻ tín dụng-- th́ dân chúng Việt Nam ngày nay
đều có, và những đồng đô-la Mỹ xanh xanh kia, một thời bị những
người Cộng Sản mô tả là đồng tiền “tanh tưởi,” đồng
tiền “bóc lột,” nay lại đang đươc sùng bái khắp nơi. Chưa
hết, mới đây thôi, khi tỷ phú Mỹ Bill Gates, chủ tịch công-ty điện toán
Microsoft khổng lồ cuả thế giới, sang thăm Việt Nam, dù chỉ một ngày,
ông đă được từ vị thủ tướng cho tới các em học sinh Việt
Nam hân hoan đón chào và được hoan nghênh nồng nhiệt từ Hà Nội cho tới
Bắc Ninh.
Phải biết rằng, trên đất nước
Việt Nam Cộng Sản, chỉ sáu, bảy năm sau khi sách, báo bằng tiếng Anh (và cả
tiếng Pháp nữa) đều bị tịch thu và dân chúng hầu như bị cấm học
tiếng Anh –thứ ngôn ngữ cuả bọn “thực dân mới” và bọn đế
quốc bóc lột—dân chúng Việt Nam từ Nam chí Bắc, trong đó có đám cán bộ,
đảng viên, lại đổ xô nhau đi học tiếng Anh, và các lớp học Anh ngữ
tại những Hội Việt-Mỹ lúc nào cũng đông đúc học viên. Rồi trước
sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được cuả đồng phật-lăng
(franc)
--và sau này là đồng euro-- thơm tho, Cộng
Sản Việt Nam đă hân hoan gia nhập vào khối những quốc gia nói tiếng Pháp (francophone)
do trùm “thực dân cũ” là Pháp cầm đầu, lâu lâu khối này lại chọn
Hà Nội để làm nơi tổ chức hội họp, bàn thảo. Thêm vào đó, con cái
các cán bộ, đảng viên của Cộng Sản Việt Nam ngày nay lại tấp nập
đua nhau đi “tham quan” rồi đi du học tại Mỹ, tại Anh, tại
Úc, tại Pháp... vốn là những nơi mà mới cách đó dăm bảy năm người
Cộng Sản vẫn cho là những ḷ đào tạo các nền “văn hoá đồi trụy”
để phục vụ cho những xă hội bị coi là đầy dẫy những cảnh
“người bóc lột người” đáng ghê tởm. Như vậy là thế nào?
Dĩ nhiên là chỉ c̣n một vài điều khác biệt là lúc đó –trước khi Cộng
Sản chiếm được Miền Nam-- Việt Nam đang có chiến tranh, và bây giờ
th́ chiến tranh đă chấm dứt rồi nhưng dân chúng Việt Nam th́ vẫn chưa được
hưởng những quyền tự do, dân chủ như dân chúng tại Miền Nam Việt
Nam trước khi Sài G̣n sụp đổ, bởi v́ chế độ chính trị tại Việt
Nam, cho tới giờ phút này, vẫn c̣n là một chế độ độc tài, độc
đảng.
Tác nhân của những đổi thay tại Việt
Nam ngày nay
Đến đây, một vài câu hỏi cần phải
được nêu lên: Do đâu mà có những “đổi mới” và những tiến
bộ trong các hoạt động kinh tế lẫn trong đời sống chính trị như
vậy tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay? Phải chăng chủ nghĩa xă hội
tại Việt Nam dưới tay các lănh tụ như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn
Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh… tự nó biết chuyển ḿnh theo thời
thế mà kịp thời thực hiện những bước thay đổi về kinh tế
và chính trị để cho dân chúng được sung túc hơn, thoải mái hơn, tự
do hơn? Câu trả lời sẽ là “không,” tuyệt đối “không,” nếu
một tác nhân quan trọng là nếp sống dân chủ và nền kinh tế tự do của
Miền Nam Việt Nam từ 1975 trở về trước không ảnh hưởng sâu đậm
lên và tác động mạnh mẽ tới nếp suy nghĩ và hành động cuả Đảng
Cộng Sản Việt Nam và chính quyền của nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam.
Vậy th́, cái tác nhân quan trọng kia trong tiến
tŕnh thay da, đổi thịt của chủ nghĩa xă hội (Cộng Sản) tại Việt
Nam ngày nay là ǵ? Xin thưa, đó chính là cái mầm mống tự do, dân chủ đă được
ươm, cấy và trồng sẵn tại Miền Nam Việt Nam mà khi mới bước
vào để “giải phóng” nơi đây th́ những người Cộng Sản Việt
Nam --những đảng viên, những chính ủy, những cán bộ, những bộ đội,
những dân công, những công an, những tay nằm vùng, vân vân-- đă không thể nào tránh khỏi
bị nhiễm phải. Cái mầm mống tự do, dân chủ ấy rất da dạng và được
t́m thấy nhan nhăn trên khắp mọi cơ sở, mọi tụ điểm, mọi nẻo
đường, mọi hang cùng, ngỏ hẻm của Miền Nam Việt Nam trong những
ngày đầu Quốc-Cộng chính thức đối mặt nhau, đó là ngày 30 Tháng Tư
năm 1975.
Mầm mống này có thể là nếp sống b́nh
dị của người dân “Nam Bộ” tại Xóm Cái Tàu ở An Xuyên (Cà Mau), là cái
lễ độ cuả các em học sinh trường Trung Học Phan Châu Trinh tại Đà
Nẵng, là sự uyên bác và tính chuyên nghiệp cao cuả các quân y sĩ Việt Nam Cộng Hoà
đang bị đưa đi tập trung cải tạo tại Sông Bé (Phước Long), là
nét vừa đa t́nh, lăng mạn vừa b́nh dị trong lời nhạc cuả bản “Duyên
Kiếp” do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác và được nữ ca sĩ Thanh Tuyền
tŕnh bày, là thói quen tự ḿnh bỏ tiền ra mua sắm máy ḍ t́m cá biển để ra khơi
đánh cá mà sinh sống cuả các ngư dân Phan Thiết, hay, cụ thể hơn một chút,
là chuyện các vị dân cử tại Hạ Viện Việt Nam Cộng Hoà, tuy mang tiếng
là bọn đào kép diễn tuồng cho “Nhà Hát Tây” ở Sài G̣n nhưng trong số đó
vẫn có không ít người từng chống (Tổng Thống Nguyễn Văn) Thiệu,
chửi (nước bạn đồng minh) Mỹ thẳng thừng mà không hề bị bắt
giam hay bách hại...
Chẳng bao lâu sau khi những người Cộng
Sản từ Miền Bắc Việt Nam tiến vào làm chủ các căn cứ quân sự, đồn
bót, công sở, trường học, xí nghiệp và cơ sở xă hội từ Bến Hải
tới Cà Mau, những người dân Miền Nam Việt Nam --từng khờ khạo nghe theo
những lời tuyên truyền, dụ gạt đường mật của Cộng Sản
mà biểu t́nh, chống đối chính quyền Miền Nam đặng làm suy yếu sức
chiến đấu cuả quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà để cho Cộng Sản
dễ dàng và mau lẹ thôn tính Miền Nam—đă bắt đầu “sáng mắt ra”
khi họ kinh hoàng nhận thấy bộ mặt thật cuả chủ nghĩa Cộng Sản
ngày càng lộ rơ. Những biện pháp độc tài và vô nhân đạo như tập trung cải
tạo hằng trăm ngh́n sĩ quan và viên chức cũ của Việt Nam Cộng Hoà, xua
đuổi hằng triệu dân chúng thất nghiệp và nghèo khó từ các thành thị đi
khai khẩn đất hoang ở những vùng kinh tế mới khô cằn và đầy bệnh
tật, tịcïh thu tài sản và tiền bạc làm ra từ mồ hôi và nước mắt
của đám người bị gọi là bọn “tư sản mại bản” tại
Miền Nam … đă được đem ra thi hành để trừ khử cho bằng
được cái gọi là “tàn tích của Mỹ-Ngụy” c̣n sót lại tại Miền
Nam Việt Nam. “Chủ nghĩa công thần” và phân biệt lư lịch được
triệt để áp dụng để loại bỏ những tài năng của đất
nước sinh ra từ các gia đ́nh “nguỵ quân, ngụy quyền” và đưa
lên hàng thượng đẳng một giai cấp thống trị mới trong xă hội là
giai cấp cán bộ nhà nước, bộ đội và anh hùng, liệt sĩ cách mạng.
Nhưng điều bất ngờ hơn hết
là những ảnh hưởng về xă hội, kinh tế và chính trị trong cuộc tiếp
xúc chính thức đầu tiên giữa hai kẻ đối nghịch nhau về ư thức hệ
này lại mang tính hỗ tương, nghĩa là nếp sống và văn hoá của người
chinh phục cũng bị nếp sống và văn hoá cuả kẻ bị trị chi phối.
Nói cách khác, cách sống dễ dăi, phóng khoáng và tự do, dân chủ cuả người dân Miền
Nam Việt Nam hiền hoà –hiện là gia cấp bị trị-- cũng đă tạo ảnh
hưởng mạnh mẽ lên nếp suy nghĩ và hành động đám người thuộc
giai cấp cai trị từ Miền Bắc vào. V́ chủ nghĩa Cộng Sản vốn mang
tính không tưởng, nghĩa là không thể nào đem ra áp dụng được, cho nên, theo
thời gian, những nét đặc thù về kinh tế, văn hoá, xă hội và cả chính trị
cuả Miền Nam Việt Nam bắt đầu tác động ảnh hưởng lên, trước
hết là trên đám cán bộ thừa hành từ Bắc Bắc Phủ và sau nữa là trên các
đảng viên Cộng Sản trung ương từ Hà Nội được bổ nhiệm
vào cai trị trong Nam.
Miền Nam thắng ngược Miền Bắc
Năm 1985, nhân kỹ niệm 10 năm ngày Cộng
Sản chiến thắng tại Việt Nam, lần đầu tiên, các nhà báo Tây phương
--trong đó có các phóng viên và kư giả thuộc các đài truyền h́nh và báo chí Mỹ-- được
mời sang Việt Nam để quan sát những ǵ mà Cộng Sản Việt Nam quảng cáo
là những thay đổi và tiến bộ to lớn mà họ đă thực hiện được
tại Việt Nam, nhất là tại Miền Nam Việt Nam là vùng đất mà họ đă
có công “giải phóng” khỏi tay “thực dân mới” là Mỹ. Cảm tưởng
chung mà các nhà báo Tây phương này có được sau chuyến viếng thăm, ngoài những
điều khác, là nhận định rằng miền Bắc Việt Nam đă thắng Miền
Nam về quân sự, nhưng Miền Nam Việt Nam đă thắng ngược lại Miền
Bắc về kinh tế, và không chừng sẽ c̣n thắng luôn về chính trị nữa --ư
nói tới phong trào đổi mới tư duy và hành động đang chớm nở tại
Cộng Sản Việt Nam vào thời điểm đó.
Trong lịch sử nhân loại, không thiếu ǵ
trường hợp mà văn hoá và nếp sống cuả lớp người bị chinh phục
đă làm thay đổi văn hoá và nếp sống cuả lớp người đến chinh
phục. Chẳng cần nh́n đâu cho xa, trên đất nước Trung Hoa thời phong kiến,
người Mông Cổ và người Măn Thanh đă bị Hán hoá gần như hoàn toàn khi họ
đem binh mă sang chiếm đóng Trung Nguyên và lập ra các triều đại Nguyên và Thanh tại
Trung Quốc. Ngày nay, từ Miền Nam Việt Nam ngược trở ra Miền Bắc, chủ
nghĩa xă hội tại Việt Nam đă thay h́nh, đổi dạng. Đại Hội Đảng
Cộng Sản Việt Nam Lần Thứ Sáu năm 1986 đánh dấu một khúc quanh lịch
sử trong tiến tŕnh “đổi mới” của chế độ Cộng Sản
tại Việt Nam, một mặt là để theo đuôi phong trào perestroika do Tổng Bí Thư
Mikhail Gorbachev đề xướng tại Liên Xô, nhưng mặt khác cũng chính là v́ ảnh
hưởng ngày một mạnh của nếp sống tự do, dân chủ mà nhân dân Miền
Nam Việt Nam trước đây từng được hưởng.
Hồi mới vào Nam, những người Công Sản
tuy bề ngoài vẫn lộ vẻ coi thường những nguời Miền Nam chiến bại,
nhưng bên trong họ vẫn thầm thán phục và kính nể nếp sống văn minh và
phồn thịnh tại vùng đất mà họ vẫn cho là ḿnh có sứ mạng phải tiến
vào “giải phóng” v́ cứ tưởng lầm rằng dân chúng tại đây thật
sự đang bị kềm kẹp, bóc lột và khổ đau dữ lắm. (Nhạc sĩ
Cộng Sản Hùynh Minh Siêng, trong nhạc phẩm “Tiến Về Sài G̣n,” chẳng
đă mô tả dân chúng tại thủ đô Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là đang
“rên siết đêm ngày”đó sao?) Đây chính là hậu qủa tai hại của hơn
hai thập niên tuyên truyền, nhồi sọ và phỉnh gạt con người mà Cộng Sản
Việt Nam đă dùng để lừa dối chính ḿnh và kẻ khác, cho nên phần lớn chiến
thắng vừa rồi trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam của họ chẳng qua chỉ
là do người Cộng Sản đă biết khéo léo tự lừa dối ḿnh và sau đó lừa
dối được dân chúng Miền Nam Việt Nam và các đồng minh khờ khạo của
Việt Nam Cộng Hoà trên khắp thế giới.
Hai Ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên, những người
Cộng Sản cũ của Việt Nam, có thể là những người biết rơ hơn
ai hết cái tác động ghê gớm cuả những tṛ lừa dối này. Những tên tuổi
cuả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cỡ Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa và Luật
Sư Nguyễn Hữu Thọ cũng biết rơ điều này. Các chính khách, trí thức và văn
nghệ sĩ của Miền Nam Việt Nam trước đây có cảm t́nh với Cộng
Sản và mong ước Việt Nam Cộng Hoà chóng “tiêu diêu” cỡ Trịnh Công Sơn,
Đoàn Văn Toại và Linh Mục Chân Tín cùng một số tăng, ni Phật Giáo chuyên chống
chính phủ ắt hẳn phải thấm điều này. Ngay như ở bên Mỹ, Joan Baez,
và về sau --trong một chừng mực nào đó-- là cả Jane Fonda cùng một số cựu
chiến binh phản chiến nữa, cũng đă thấy cái đó. Mà nếu không thấy
cái đó th́ không thể giải thích được tại sao mà sau năm 1975 hằng triệu
người Việt Nam đă phải liều chết ra đi trên những con thuyền gỗ
mong manh và lậu nước để mong được tới những bến bờ tự
do vừa xa xôi vừa bấp bênh như thế.
Ai đă mở mắt cho dân chúng Miền Nam Việt
Nam? Ai đă mở mắt cho dân chúng Miền Bắc Việt Nam? Ai đă mở mắt cho dân
chúng Mỹ, dân chúng Pháp, dân chúng Anh, dân chúng Thụy Điễn...? Ai đă mở mắt cho
Tổ Chức Khoa Học, Giáo Dục và Văn Hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO)? Và sau cùng, ai đă
mở mắt cho Đảng Cộng Sản Việt Nam từ cấp cán bộ quèn cho tới
cấp cán bộ Trung Ương Đảng? Xin thưa: kẻ đó chính là nền dân chủ
và nếp sống tự do của Miền Nam tự do mà quân, dân, cán, chính của Việt Nam
Cộng Hoà đă hy sinh biết bao nhiêu xương máu trong suốt gần ba thập niên để
ǵn giữ cho tới khi tài nguyên cạn kiệt mới chịu buông xuôi. Mà hễ đă nói đến
máu xương, đă nói đến hy sinh này nọ th́ phải nói tới những công lao to
lớn và hy sinh cao cả của những người lính Cộng Hoà, kể cả những
người đă để lại danh thơm trong quân sử cũng như những anh hùng
không tên tuổi của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Một chút lịch sử: bước thăng trầm
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
Từ năm 1950 cho tới năm 1975, Quân Đội
Quốc Gia Việt Nam, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và Quân Lực Việt Nam Cộng
Hoà đă có những thời điểm và giai đoạn lịch sử tưởng chừng
như là nguy kịch đến nơi rồi, nhưng họ vẫn đứng vững cho
tới năm 1975 để hà hơi, tiếp sức cho cái mầm dân chủ, tự do của
đất nước mà giờ đây đang trở thành mầm sống và nguồn hy vọng
cuả dân tộc Việt Nam thống nhất. Hồi năm 1954, sau khi quân đội Liên Hiệp
Pháp (trong đó có Quân Đội Quốc Gia Việt Nam) bị bại trận tại Điện
Biên Phủ, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đă có nguy cơ bị tan ră nếu Ông Ngô
Đ́nh Diệm không kịp thời về chấp chánh, nắm giữ quyền Thủ Tướng
chính phủ. Sau hiệp định Geneva, trong hai năm 1954 và 1955, Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam cũng đă gặp phải nguy cơ bị chia năm, xẻ bảy nếu chính
quyền Ngô Đ́nh Diệm không đánh dẹp được quân đội riêng cuả các
giáo phái và các phe nhóm phản loạn khác trong nước mà Thực Dân Pháp đă dung dưỡng
nhằm thao túng chính trường Miền Nam sau khi họ phải rút về. Kể từ cuộc
khủng hoảng Phật Giáo vào mùa Hè năm 1962, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà cũng
đă gặp phải nguy cơ suy sụp –nhưng rồi vẫn đứng vững--
v́ du kích quân thuộc cái gọi là Mật Trậïn Giải Phóng Miền Nam đă thừa lúc
dân chúng tại các thành thị Miền Nam Việt Nam mải mê xuống đường đánh
phá chính phủ Ngô Đ́nh Diệm mà tăng cường những vụ tấn công trực
diện vào các tỉnh lỵ, quận lỵ tại Miền Nam, tràn ngập nhiều chi khu
và chiếm đóng nhiều quận lỵ trên toàn quốc.
Sau khi Tổng Thống Diệm bị các tướng
lănh trong quân đội Miền Nam --có sự giật giây của chính quyền Kennedy v́ Mỹ
vẫn đổ lỗi cho chính phủ của ÔÂng Diệm là đă gây ra cuộc khủng hoảng
Phật Giáo làm suy yếu cuộc chiến đấu chống Cộng tại Miền Nam Việt
Nam-- đảo chánh rồi ám sát vào cuối năm 1963, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà
cũng đă thật sự phải đối diện với nguy cơ sụp đổ
trước các cuộc tấn công gia tăng ác liệt cuả Cộng quân. Các bản tin chiến
sự cho hay Cộng quân, lợi dụng t́nh trạng hỗn quan, hỗn quân tại Miền
Nam Việt Nam lúc bấy giờ, đă gia tăng các cuộc tấn công lấn chiếm trên
toàn quốc, khiến cho lănh thổ quốc gia tại Miền Nam Việt Nam ngày càng bị
thu hẹp, với nhịp độ thất thủ có lúc lên đến chóng mặt là mỗi
tuần mất đi một quân lỵ và mỗi tháng mất đi một tỉnh lỵ. Nhưng,
từ năm 1965 trở đi, sau khi mọi xáo trộn đă qua và kể từ lúc phe quân nhân
thực sự nắm giữ quyền chính trị và quân sự tại Miền Nam Việt Nam
–với danh xưng mới là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà—th́ quân đội Miền
Nam Việt Nam đă phục hồi lại phần lớn năng lực đă mất để
có thể mở các chiến dịch hành quân tảo thanh Việt Cộng và b́nh định nông
thôn trên bốn vùng chiến thuật. Cũng trong khoảng thời gian này, Hoa Kỳ đă trực
tiếp can dự vào cuộc Chiến Tranh Việt Nam qua việc các đơn vị Thủy
Quân Lục Chiến, không vận, bộ binh, không quân và hải quân Mỹ cùng quân đội
các nước đồng minh khác như Đại Hàn Dân Quốc, Úc Đại Lợi, Tân
Tây Lan... tham gia chiến đấu chống lại Cộng quân bên cạnh Quân Lực Việt
Nam Cộng Hoà.
Biến cố Tết Mậu Thân đầu năm
1968 là một đ̣n nữa giáng vào quân đội Miền Nam Việt Nam khi hằng chục
sư đoàn Cộng quân gồm quân chính quy Cộng Sản Bắc Việt và quân du kích cuả
mật Trận Giải Phóng Miền Nam đồng loạt mở cuộc “tổng tấn
công, tổng nổi dậy” bất ngờ trong thời gian hưu chiến nhân dịp
Tết, đánh vào nhiều tỉnh lỵ và thành phố tại Miền Nam Việt Nam, kể
cả thủ đô Sài G̣n và cố đô Huế. Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
đă đứng vững và lần lượt tái chiếm hết những phần đất
bị Cộng quân tạm chiếm, kể cả cố đô Huế, và xóa tên nhiều đại
đơn vị của Cộng quân. Quân đội này lại c̣n hùng mạnh hơn lên khi đồng
minh Hoa Kỳ quyết định tăng cường vơ trang các chiến cụ tối tân cho
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để họ có thể tự ḿnh chiến đấu
bảo vệ Miền Nam Việt Nam đặng quân Mỹ có thể yên ḷng và có thêm chính danh
mà rút về nước trong một chiến lược mới được gọi là “kế
hoạch Việt Nam Hoá chiến tranh” do Tổng Thống Richard Nixon và Cố Vấn An Ninh
Quốc Gia lúc bấy giờ là Tiến Sĩ Henry Kissinger đề xướng.
Rồi cuộc tổng tấn công Mùa Hè năm 1972
cuả Cộng quân lại diễn ra sau khi Bộ Chính Trị Trung Ướng Đảng Cộng
Sản Việt Nam tại Hà Nội quyết định rằng Cộng quân phải lấn
cho bằng được càng nhiều đất càng tốt, giành cho bằng được
càng nhiều dân càng hay để họ có thể chiếm lợi thế trên bàn hội nghị
bốn bên lâm chiến đang diễn ra tại Paris, Pháp, nhằm “chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà b́nh” tại Miền Nam Việt Nam. Dù bị tấn công bất th́nh
ĺnh và bước đầu bị mất đi thành phố Quảng Trị tại Vùng 1 Chiến
Thuật và quận (chi khu) An Lộc tại Vùng 3 Chiến Thuật, Quân Lực Việt Nam Cộng
Hoà, một lần nữa, lại cả thắng trong “muà Hè đỏ lửa” ấy,
lấy lại hầu hết những đất đai và dân chúng đă mất vào tay Cộng
quân trước đó. Hội nghị hoà b́nh tại Paris kết thúc với Hiệp Định
Paris (Ba Lê) 1973, theo đó chính quyền Nixon, v́ quá nóng ḷng muốn lấy lại các tù binh đang
bị Cộng Sản Bắc Việt giam giữ cũng như để thoả măn đ̣i
hỏi phải chấm dứt chiến tranh và rút quân đội về nước của
các nhóm phản chiến đang lên cao tại Mỹ, đă ép buộc chính phủ Việt Nam
Cộng Hoà phải nhân nhượng nhiều điều hết sức thất lợi cho
sự sống c̣n cuả Miền Nam Việt Nam sau này qua bản văn chung cuộc cuả
Hiệp Định Paris 1973.
“Anh không chết đâu anh...”
Cái chết của Miền Nam Việt Nam và cái chết
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà là hậu quả tất yếu của một cuộc
chiến tranh trong đó cả hai bên lâm chiến đều không ai có đủ điều
kiện --quân sự và chính trị-- một ḿnh đứng ra đảm đương cuộc
chiến mà phải nhờ đến các thế lực bên ngoài. Rồi khi một trong hai bên
nào đó th́nh ĺnh bị đồng minh bỏ rơi –như trường hợp của
Việt Nam Cộng Hoà-- th́ kẻ bị bỏ rơi đương nhiên phải thua trận.
V́ bị Hoa Kỳ bỏ rơi nửa chừng
sau khi dân chúng và chính phủ của nước đồng minh này không chịu đựng nổi
những tổn thất kéo dài về nhân mạng và tiền bạc trong cuộc chiến, Việt
Nam Cộng Hoà --hay Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà-- đành phải chết đi một
cách tức tưởi. (Ở đây, người viết thấy cần phải nói lên cảm
nghĩ rằng phần đông những người lính Cộng Hoà cũ, sau nhiều năm
suy nghĩ về sự bỏ rơi kia, đă thôi không c̣n oán hận ǵ người bạn
chiến đấu Mỹ năm xưa. Đại đa số dân chúng Miền Nam Việt
Nam bây giờ đều hiểu rằng một dân tộc giàu có và đáng sống như dân
tộc Mỹ mà dám hy sinh cả trên 50,000 mạng người --hầu hết là những thành
phần trẻ ưu tú—trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do, dân chủ cho
Miền Nam Việt Nam th́ ngần ấy những hy sinh là đă qúa đủ rồi. Lẽ
ra, những thanh niên Mỹ kia phải được quyền vui hưởng cuộc đời
đầy ắp tương lai sáng lạn nơi quê nhà thay v́ phải rời bỏ mái ấm
gia đ́nh để rồi bỏ thân trên những chiến trường đèo heo, hút gió trong
một cuộc chiến bị phần lớn thế giới v́ lầm mê mà lên án như thế.
Hơn nữa, như bức tượng tại đài kỹ niệm chiến binh Việt-Mỹ
tại Little Sài G̣n ở Orange County, Miền Nam California, đă cho thấy, chính nhờ những
hy sinh xương máu cao cả và sự yểm trợ đắc lực của hằng trăm
ngh́n chiến binh Mỹ trong hơn một thập niên dài chiến đấu mà người
lính Cộng Hoà đă có thể giữ vững tay súng đặng bảo vệ cái mầm dân
chủ, tự do kia cho được vẹn toàn.) Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
--hay những nguời lính Cộng Hoà—khi chết đi, đă để lại một
di sản vô giá cho toàn thể dân tộc Việt Nam, đó là mầm mống dân chủ, tự
do ngay trong ḷng người dân Việt và trên khắp các ruộng đồng, phố xá, vườn
tược, đường sá, cầu cống, chợ búa, nhà thương, học đường,
chùa chiền, thánh đường, nhà thờ... tại Miền Nam Việt Nam. Chính cái nếp
sống tự do, dân chủ cuả dân chúng Miền Nam Việt Nam đă làm cho người dân
trong Nam, ngay từ những ngày đầu Sài G̣n sụp đổ, không ngần ngại bác
bỏ chủ nghĩa Cộng Sản từ ngoài Bắc đem vào bằng cách hễ ăn
gạo th́ nói ăn gạo, ăn bo-bo th́ nói ăn bo-bo, chứ không t́m cách dùng những mỹ
từ để che đậy cái đói, cái khổ của ḿnh cho vừa ḷng quân thống trị.
Chính cái nền kinh tế thị trường theo kiểu tư bản cuả Miền Nam Việt
Nam đă đánh gục hầu hết những mô thức kinh tế theo kiểu công trường,
hợp tác xă, xí nghiệp quốc doanh, bù lỗ, bao cấp... của Cộng Sản Việt
Nam, và, trên một chừng mực nào đó, chính các sinh hoạt tự do, dân chủ đa đảng
cuả Miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 đă dạy cho một số không
nhỏ cán bộ, viên chức Cộng Sản Việt Nam dần dần biết thản nhiên
từ bỏ Đảng tịch, từ bỏ chức vụ để đứng về
phía dân chúng đối kháng chế độ Cộng Sản độc đảng, đ̣i
tự do, dân chủ đa nguyên trên cả hai miền Nam, Bắc như hiện nay.
Những ǵ sẽ xảy ra nếu Quân Lực Việt
Nam Cộng Hoà và tiền thân cuả quân đội này không hiện hữu hay quân đội
này phải bị tan ră ngay từ các thời điểm 1954, 1963, 1965, 1968, hoặc ngay cả
vào năm 1972? Điều may mắn đă tới cho dân tộc khi quân đội này đă thoát
hiểm và sống c̣n đến trên hai thập niên, cũng vừa đủ thời gian cho
mầm tự do, dân chủ đâm chồi và bén rể trên quê hương Việt Nam khiến
cho Cộng Sản Việt Nam ngày nay chỉ c̣n là một cái vỏ trống không, và tất cả
những giáo điều cùng lư luận của chủ nghĩa Cộng Sản đều lâm
vào ngỏ bí khi các vị “thánh tổ” cuả chủ nghĩa này từ bên trời
Âu lần lượt lăn đùng ra chết. Dĩ nhiên là Cộng Sản Việt Nam vẫn
c̣n giữ lại một điều duy nhất, đó là nguyên tắc độc đảng,
mà nếu họ lại bỏ đi nữa th́ cái câu “trong bụng mỗi người
dân An Nam đều có một ông quan” --vốn do một quan chức thực dân Pháp nham hiểm
thốt lên từ hồi đầu thế kỷ trước-- hoá ra chẳng có ư nghĩa
ǵ hết hay sao?
Dẫu sao, 31 năm sau ngày Việt Nam Cộng Hoà
sụp đổ, khi nghĩ về Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và cái chết tuy đầy
uất ức nhưng cũng đầy hào hùng cuả quân đội này vào ngày 30 Tháng Tư
năm 1975, người ta vẫn thấy rằng cái tinh thần mà quân đội đó mang
theo vào mỗi trận đánh, mỗi chiến trường trên khắp các nẻo đường
đất nước từ Nam chí Bắc --xin đừng quên những Phạm Phú Quốc,
Trần Thế Vinh, Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Đ́nh Bảo, Phạm Văn
Phú, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc
Cẩn... – vẫn c̣n sống măi trong ḷng dân tộc và sẽ là mầm phục sinh cho một
đất nước và một dân tộc đă trải qua gần hết mọi cuộc
bể dâu trong đời. Hay, nói như Nhật Trường Trần Thiện Thanh, một
người lính Cộng Hoà và cũng là một ca, nhạc sĩ tài hoa cuả nền âm nhạc
Việt Nam hiện đại qua nhạc phẩm “Anh Không Chết Đâu Anh”: “Khôâng,
anh không chết đâu anh. Chưa, anh chưa chết đâu anh...” (V.P.)
SUGGESTED BOXES:
Ngày nay, sau 31 năm hồi tưởng và suy nghiệm
về biến cố ngày 30 Tháng Tư năm nào cùng những hậu quả của nó, những
người Việt Nam b́nh thường --không bị mù quáng v́ các tư tưởng lệch
lạc hay thành kiến bất công—có thể sẽ đi đến nhận định
sau cùng rằng “chính những hy sinh lớn lao và cao cả của người chiến
sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Miền Nam Việt Nam hơn ba thập niên trước
đây đă tạo dựng mầm sống cho dân tộc Việt Nam hôm nay.”
Phải chăng chủ nghĩa xă hội tại
Việt Nam dưới tay các lănh tụ như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh,
Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh… tự nó biết chuyển ḿnh theo thời
thế mà kịp thời thực hiện những bước thay đổi về kinh tế
và chính trị để cho dân chúng được sung túc hơn, thoải mái hơn, tự
do hơn? Câu trả lời sẽ là “không,” tuyệt đối “không,” nếu
một tác nhân quan trọng là nếp sống dân chủ và nền kinh tế tự do của
Miền Nam Việt Nam từ 1975 trở về trước không ảnh hưởng sâu đậm
lên và tác động mạnh mẽ tới nếp suy nghĩ và hành động cuả Đảng
Cộng Sản Việt Nam và chính quyền của nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam.
Ai đă mở mắt cho dân chúng Miền Nam Việt
Nam? Ai đă mở mắt cho dân chúng Miền Bắc Việt Nam? Ai đă mở mắt cho dân
chúng Mỹ, dân chúng Pháp, dân chúng Anh, dân chúng Thụy Điễn...? Ai đă mở mắt cho
Tổ Chức Khoa Học, Giáo Dục và Văn Hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO)? Và sau cùng, ai đă
mở mắt cho Đảng Cộng Sản Việt Nam từ cấp cán bộ quèn cho tới
cấp cán bộ Trung Ương Đảng? Xin thưa: kẻ đó chính là nền dân chủ
và nếp sống tự do của Miền Nam tự do mà quân, dân, cán, chính của Việt Nam
Cộng Hoà đă hy sinh biết bao nhiêu xương máu trong suốt gần ba thập niên để
ǵn giữ cho tới khi tài nguyên cạn kiệt mới chịu buông xuôi.
Điều may mắn đă tới cho dân tộc
khi quân đội này đă thoát hiểm và sống c̣n đến trên hai thập niên, cũng
vừa đủ thời gian cho mầm tự do, dân chủ đâm chồi và bén rể trên
quê hương Việt Nam khiến cho Cộng Sản Việt Nam ngày nay chỉ c̣n là một
cái vỏ trống không, và tất cả những giáo điều cùng lư luận của chủ
nghĩa Cộng Sản đều lâm vào ngỏ bí khi các vị “thánh tổ” cuả
chủ nghĩa này từ bên trời Âu lần lượt lăn đùng ra chết.
|